CÁNH DIỀU VIỆT - LOGO 1

Bệnh đạo ôn trên cây lúa – Các biện pháp phòng trừ hiệu quả

Tìm kiếm

Bệnh đạo ôn là một loại dịch bệnh gây hại cho cây lúa, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt. Bệnh này thường phát triển trong điều kiện thời tiết âm u, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, nhất là vào vụ Đông Xuân. Hãy cùng Cánh Diều Việt tìm hiểu thêm về bệnh đạo ôn và cách phòng trừ hiệu quả.

Nguyên nhân gây ra bệnh đạo ôn

Bệnh đạo ôn lúa là một trong các loại sâu bệnh hại lúa phổ biến do nấm Pyricularia oryzae gây ra. Bào tử của nấm này tồn tại trên cây trồng, lúa chết, cỏ dại, nhờ gió mà phát tán rộng và xa. Nấm tiết ra độc tố làm quét cây lúa, có khả năng biến dị cao và lây lan sang các loại cây lương thực khác. Bào tử nấm còn tồn tại trên các ký tự khác gây khó khăn cho việc kiểm soát dịch bệnh.

Bệnh đạo ôn

Mỗi năm, căn bệnh này gây ra những thiệt hại khủng khiếp, ảnh hưởng đến cuộc sống của những người nông dân và lượng lúa đủ nuôi hơn 60 triệu người trên 85 quốc gia.

Vị trí gây hại, triệu chứng bệnh và cách nhận biết

Nấm bệnh đạo ôn gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển từ thời kỳ trổ mạ cho đến trổ chín của cây lúa. Nhưng thường có biểu hiện rõ nhất vào thời kỳ “lúa đang thì con gái” (lúa sắp đẻ nhánh, ra đòng) gây bệnh trên lá và gây bệnh trên cổ bông vào thời kỳ lúa trổ.

Trên lá: nấm bệnh hại chủ yếu ở thời kỳ mạ – đẻ nhánh, ra đòng, cổ bông và hạt. Giai đoạn đầu của bệnh, vết bệnh chỉ nhỏ như đầu mũi kim màu xanh xám (như bị nước sôi), sau đó chuyển dần sang màu nâu, rồi lan rộng thành dạng hình thoi, ở giữa màu nâu đậm, xung quanh màu xám trắng. Nếu không diệt trừ kịp thời, bệnh nặng nhiều vết liên kết lại với nhau tạo thành từng mảng lớn dẫn đến khô lá, cháy lá.

Trên thân: các vết nấm bệnh màu nâu bao quanh các đốt thân làm đốt thân khô và teo lại. Dần dần các đốt thân bị mục, gãy gốc. Ngoài ra, chúng còn làm cản trở quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng từ cây lúa lên nuôi bông, hạt,…

Trên cổ bông (cổ gié): Cũng giống như biểu hiện bệnh trên lá, lúc đầu trên cổ bông chỉ xuất hiện vết nhỏ màu xám sau đó lan ra và chuyển dần sang màu nâu. Việc bị tấn công trên cổ bông làm tắt mạch dẫn cản trở quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng, nước từ cây lúa lên nuôi bông, hạt gây thối bông, lép hạt.

Trên hạt: vết bệnh màu nâu tâm màu xám trắng xuất hiện trên vỏ trấu, làm hạt lúa bị lép lửng. Nếu bệnh xuất hiện sớm, bệnh sẽ nhiễm vào hạt làm hạt lép hoàn toàn. Gây ảnh hưởng đến chất lượng hạt. Hạt giống bị bệnh là nguồn lây nhiễm bệnh sang mùa vụ khác nếu không được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Chu trình phát triển và đặc tính sinh học của bệnh

Chu trình phát triển của bệnh đạo ôn trên lúa

Khi gặp điều kiện thuận lợi thì chỉ sau 24h kể từ khi tiếp xúc với cây lúa, bào tử nấm sẽ nảy mầm và xâm nhập vào bên trong mô cây lúa.

Khoảng 2 ngày sau vị trí bị tấn công xuất hiện vết chấm kim nhỏ có màu trắng xám bên trong và màu nâu bên ngoài. Từ 5-7 ngày sau khi xâm nhập, nấm liên tục nảy mầm sinh sản, mỗi vết bệnh phóng thích lên đến 2000-6000 bào tử/ngày.

Bệnh đạo ôn

Bào tử nảy mầm tốt nhất ở nhiệt độ 24-28°C và có giọt nước đọng, sương mù tối thiểu 4 giờ trên phiến lá nằm ngang (giai đoạn mạ, cuối đẻ nhánh, đòng trỗ), trên cổ áo lá (giai đoạn đòng, trổ), trên cổ bông, gié và hạt (giai đoạn “chia vè”, trỗ, chín sữa, chín sáp).

Tốc độ lây lan rất nhanh nếu không diệt trừ kịp thời có thể hư hại cả đồng ruộng.

Một số biện pháp phòng trừ tổng hợp

Biện pháp giống

Không gieo trồng giống nhiễm bệnh vụ trước:

Không nên gieo trồng giống nhiễm bệnh, tuyệt đối không lấy hạt giống lúa từ những ruộng đã bị bệnh đạo ôn để làm giống cho vụ sau. Việc này có thể dẫn đến vụ tới sẽ vẫn mắc bệnh đạo ôn, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng vụ mùa,

Chọn giống có gen kháng bệnh đạo ôn tốt:

Một số giống có gen kháng bệnh tốt như ST24, ST25,… có khả năng chịu phèn, chịu mặn và chống chịu sâu bệnh cực tốt. Tuy nhiên, hiện nay do các giống chất lượng cao như ST được đem đi xuất khẩu chỉ có thể kháng tạm thời hoặc ít kháng, tùy thuộc vào điều kiện từng vùng và cách chăm sóc của bà con nông dân.

Xử lý giống trước khi gieo sạ

  • Xử lý hạt giống bằng nước 3 sôi 2 lạnh (khoảng 54°C) trong 10 phút.
  • Xử lý bằng chất hóa học kích kháng đối với bệnh đạo ôn như Chitosan, Đồng Clorua, Acid benzoic,…
  • Xử lý bằng vi sinh vật như dòng nấm EA105 và EA106 tạo ra acid jasmonic (JA) và ethylene (ET) là 2 chất kích kháng đối với bệnh đạo ôn. Acid jasmonic (JA) và ethylene (ET) sẽ được chuyển từ rễ lên lá để tạo ra kích kháng ở lá lúa.
  • Xử lý giống bằng cách trộn giống với nước muối 15%.

Mục đích của việc xử lý giống trước khi gieo sạ

  • Giúp hạt giống nảy mầm nhanh, mạnh, ra rễ sớm và dễ bắt đất. Tăng cường khả năng chống chọi với các yếu tố bất lợi lúc mới xuống sạ như thiếu nước, mưa to, nhiệt độ bất thường quá nóng hoặc quá lạnh
  • Cây lúa lớn lên sinh trưởng tốt có khả năng chịu mặn, phèn, ngập úng tốt.
  • Tăng cường hệ thống vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phóng thích kali ở rễ giúp bổ sung dinh dưỡng cho cây sinh trưởng tốt

Bệnh đạo ôn

Dự tính trước các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng

Kiểm tra, khảo sát, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây lúa:

  • Nguồn lây bệnh
  • Điều kiện thời tiết khí hậu
  • Đất đai thổ nhưỡng
  • Hệ thống thoát nước
  • Hệ thống tưới tiêu
  • Phân bón
  • Giống lúa
  • Khả năng sinh trưởng của cây

Biện pháp canh tác

  • Trước khi gieo trồng vụ mới, bà con nên vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư, cỏ dại quanh bờ và mương tưới, xới đất cày vùi kỹ các gốc rạ,…
  • Khi gieo, sạ thưa vừa phải, không nên gieo quá dày, trung bình 100-120kg/ha. Tại địa phương, không nên gieo cấy một loại giống trên diện tích quá lớn. Bố trí thời vụ hợp lý, bón phân đúng cách. Đồng thời ứng dụng các hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) như cấy thưa, cấy 1 dành, bón giảm đạm,… Mục đích nhằm cho cây lúa khỏe, tăng khả năng chống chịu.
  • Khi bón phân không nên bón quá nhiều phân đạm, đặc biệt là thời kỳ cuối đẻ nhánh và trước sau trỗ bông. Biểu hiện lúa bị thừa đạm đó là lá có màu xanh đậm, phiến lá trĩu xuống chứ không thẳng đứng). Thêm vào đó, không bón kali trên nền đạm cao. Bà con nên dựa vào bảng màu so màu lá lúa để bón cân đối giữa đạm, lân và kali (N-P-K). Tăng cường bổ sung Canxi, Silic để lúa cứng cây (thành lóng dày, bẹ lúa ôm sát lóng), lá lúa dày hướng thẳng đứng, có sức chống chịu với sâu bệnh tốt.
  • Thăm khám, kiểm tra ruộng lúa thường xuyên để kịp thời phát hiện, đưa ra các biện pháp phòng trị sâu bệnh hiệu quả và kịp thời. Chủ động phòng bệnh trước khi thấy điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh đạo ôn phát triển. Vạch lá lúa ra để quan sát, nếu thấy vết bệnh đạo ôn mới chớm xuất hiện thì phun thuốc ngay. Trong trường hợp phát hiện có bệnh cộng với điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh (nhiệt độ thấp, trời âm u, đêm và sáng sớm có sương mù, độ ẩm không khí cao), bà con nông dân không được để ruộng lúa khô cạn, ngưng bón phân đạm, đồng thời tiến hành phun xịt thuốc kịp diệt trừ nấm bệnh đạo ôn.

Biện pháp hóa học

Khi sử dụng thuốc hóa học thì hoạt chất và thuốc thương phẩm phải nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Nên phun theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng nồng độ liều lượng, đúng lúc và đúng cách. Nhằm diệt trừ sâu bệnh một cách hiệu quả và kịp thời.

Bệnh đạo ôn

Cách xử lý bệnh đạo ôn trên từng vị trí nhiễm bệnh

Trên mạ: Bà con nên xử lý kĩ hạt giống với các giống nhiễm nặng. Nên gieo thưa, che phủ ni lông, rơm rạ để chống rét. Giai đoạn này không nên bón đạm cho mạ để cây khỏe mạnh, chống chịu tốt với bệnh hơn (nếu bón cây còn yếu dễ bị “xót” dẫn đến chết non hoặc bị nấm bệnh đạo ôn tấn công). Thăm ruộng mạ thường xuyên, rà soát nếu có bệnh còn kịp thời xử lý.

Trên lúa: Cũng như bệnh đạo ôn trên mạ thì bệnh trên lá cũng cần phải kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, theo dõi diễn biến của bệnh, những giống nhiễm nặng (J02, BC15,…) cần được chú ý hơn. Đặc biệt cây bị bón thừa đạm, lá xanh đậm, lá nằm ngang, rậm rạp, ruộng đã từng bị nhiễm bệnh ở vụ trước,…

Bà con cần phải phun thuốc khi số lá lúa bị bệnh >5% tổng diện tích, cần cắt dọn các lá bị bệnh trước khi phun thuốc. Sau phun thuốc 5-7 ngày, tiến hành kiểm tra đồng ruộng nếu còn vết bệnh cấp tính phải phun lại lần 2, lần 3.

Đảm bảo phun đều từ lá, thân đến bẹ lá, gốc lúa đều được tiếp xúc với thuốc, ngấm đều nhằm diệt trừ triệt để bệnh đạo ôn

Đối với bệnh đạo ôn trên cổ bông: Cần phải kiểm tra, thăm ruộng thường xuyên, đặc biệt cần chú ý ở giai đoạn lúa “thì con gái” đòng già, “chia vè”, chuẩn bị trỗ bông, chín sữa và các giống nhiễm nặng, diện tích lúa từng bị nhiễm bệnh đạo ôn ở mùa trước, đạo ôn lá gây hại.

Tiến hành phun thuốc khi số lá đòng hoặc cổ áo lá áp đòng hoặc cổ bông bị nhiễm bệnh ≥ 1% tổng số.

Trong trường hợp này, cần chú ý đến thời điểm phun. Bà con nên tranh thủ phun ngừa vào thời điểm trước và sau trổ bông, nên phun vào lúc chiều tối trời mát để khỏi ảnh hưởng đến việc trổ bông phơi mào.

Một số lưu ý khi phun thuốc phòng trừ bệnh đạo ôn

Khi phun thuốc phòng trừ bệnh đạo ôn, nông dân nên thực hiện vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thời điểm 8-10 giờ sáng khi gặt lúa. Trong thời tiết thuận lợi cho nấm phát triển như âm u, mưa phùn, sương mù, độ ẩm cao, lúa xanh đậm, cần phun từ 2 đến 3 lần, cách nhau 5-7 ngày. Unable to a partition in this phase. Thuốc đặc trị bệnh đạo ôn thường chứa hoạt chất Tricyclazole hoặc Isoprothiolane, đặc biệt có hiệu quả khi kết hợp cả hai hoạt chất này.

Bệnh đạo ôn

Giải pháp sử dụng máy bay phun thuốc phòng trừ bệnh đạo ôn trên cây lúa

Trong thời đại công nghệ 4.0, máy bay phun thuốc được xem là công cụ hiệu quả để diệt trừ sâu bệnh, bao gồm cả bệnh đạo ôn trên cây lúa. Dựa trên hệ thống phun sương và quạt gió hiện đại, Drone giúp thuốc đều tăm tắp vào từng phần của cây cày, diệt trừ sâu bệnh nhanh chóng và hiệu quả.

Máy bay nông nghiệp hoạt động linh hoạt vào cả ban ngày và ban đêm, không phụ thuộc vào thời tiết. Điều khiển thông qua thiết bị di động, nông dân không cần ruộng hay tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu. Cùng với đó, máy có chế độ pha thuốc chính xác, giới hạn trạng thái tồn tại của thuốc và ảnh hưởng đến môi trường.

Việc sử dụng Drone còn giúp tiết kiệm chi phí nhân công và thuốc, nhờ vào sự nhanh chóng và thông minh của máy.

Máy bay phun thuốc

Kết luận

Tình trạng lúa bị bệnh đạo ôn khá là phổ biến, vì vậy bà con phải thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, tưới tiêu, bón phân hợp lí,… Nhằm hạn chế nấm bệnh đạo ôn tấn công. Bà con nên liên hệ tới cán bộ khuyến nông, cán bộ hợp tác xã, cán bộ Bảo vệ thực vật tùy vào điều kiện cụ thể để kịp thời xử lý sao cho hiệu quả và triệt để.

Đồng thời, nếu có điều kiện bà con nên đầu tư thêm các loại máy móc như máy bay phun thuốc, chỉ mất vốn đầu tư ban đầu nhưng lợi ích kinh tế về sau (có thể cho các hộ gia đình khác thuê dịch vụ). Liên hệ ngay với Cánh Diều Việt để được tư vấn về dịch vụ máy bay phun thuốc và biết thêm thông tin chi tiết.

Bài viết tham khảo:

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết

Theo dõi trên

5/5 – (2 bình chọn)
Lê Anh Tú
Lê Anh Tú
Lê Anh Tú
Lê Anh Tú

Kết nối với tôi qua

CEO Lê Anh Tú là người thành lập Công Ty Cổ Phần Phần Thiết Bị Bay Cánh Diều Việt, với khao khát phát triển Cánh Diều Việt trở thành đơn vị hàng đầu về cung ứng lĩnh vực máy bay phun thuốc tại thị trường Việt Nam. Đến nay, ông đã có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối thiết bị máy bay nông nghiệp, sửa chữa và bảo trì máy. Sự ra đời của Cánh Diều Việt chính là một cột mốc lớn đánh dấu những nỗ lực của CEO Lê Anh Tú trong thời gian qua.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *