Các biện pháp sinh học hiện đang được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp nhằm hạn chế các loài sinh vật có hại. Vậy thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Ưu và nhược điểm của chúng ra sao? Hãy cùng NovaDrone tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mục lục
Thế nào là biện pháp sinh học?
Biện pháp sinh học là biện pháp tạo môi trường thuận lợi cho các loài sinh vật có ích là kẻ thù tự nhiên của dịch hại, phát triển nhằm góp phần tiêu diệt dịch bệnh hại, bảo vệ thiên địch tránh khỏi độc hại do sử dụng thuốc hóa học, tạo nơi cư trú cho thiên địch sau vụ gieo trồng bằng cách trồng xen canh, làm bờ rạ cho thiên địch ẩn nấp,… Áp dụng các kỹ thuật canh tác hợp lý tạo điều kiện cho thiên địch phát triển.
Biện pháp đấu tranh sinh học sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học, các loại thuốc sinh học chỉ có tác dụng trừ dịch hại, không độc hại với những loài sinh vật có ích, an toàn với sức khỏe con người và không gây ô nhiễm môi trường đất.
Tập trung nhân nuôi, sử dụng thiên địch nhóm bắt mồi, ký sinh và vi sinh vật để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.
Ưu và nhược điểm của biện pháp sinh học
Ưu điểm:
Những biện pháp đấu tranh sinh học trong nông nghiệp được sử dụng rất nhiều để bảo vệ mùa màng và tiêu diệt các loài sinh vật gây hại. Đồng thời, các biện pháp đấu tranh này sẽ giúp hạn chế ô nhiễm môi trường và ô nhiễm thực phẩm do những loại sinh vật có hại gây ra.
Bên cạnh đó, các biện pháp đấu tranh sinh học còn giúp giảm thiểu hạn chế của các sinh vật có hại đến các sinh vật có ích và đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhằm hướng đến một nền nông nghiệp xanh. Đây còn là những phương pháp giúp hạn chế sự nhờn thuốc của các sinh vật gây hại và ít tốn kém cho người nông dân.
Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội kể trên, biện pháp này cẫn có một số nhược điểm như:
- Thiên dịch cần có điều kiện sống phù hợp.
- Thiên địch thường có số lượng ít và sức sinh sản thấp, nó chỉ bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Thiên địch không triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vật gây hại được miễn dịch thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.
- Có một số thiên địch vừa có ích vừa có hại. Chẳng hạn như chim sẻ bắt sâu hại nhưng cũng ăn lúa và mạ mới gieo.
Một số biện pháp phòng trừ sinh học chủ yếu đang được sử dụng hiện nay
Sử dụng thiên địch
Sử dụng thiên địch để tiêu diệt những loài động vật gây hại là phương pháp mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống thường ngày. Ví dụ như gà, vịt tiêu diệt sâu bọ, cá ăn bọ gậy và ấu trùng sâu bọ hay mèo bắt chuột,…
Hoặc áp dụng trên cây lúa, ta sẽ sử dụng các loại thiên địch như: nấm đối kháng (nấm xanh Metarhizium anisopliae, nấm trắng Beauveria bassiana ký sinh rầy), ong mắt đỏ ký sinh sâu đục thân, nhện linh miêu,… Hiện nay, biện pháp sử dụng chế phẩm nấm xanh M.a (Metarhizium anisopliae) để phòng trừ rầy nâu trên đồng ruộng là một trong những biện pháp phổ biến nhất và ngày càng được nhân rộng nhờ tính khả khi và hiệu quả phòng trừ cao.
Hay trên cây ăn trái, ta sẽ sử dụng kiến vàng có tên khoa học là Oecophylla smaragdina, thuộc Bộ cánh màng Hymenoptera, họ Formicidae. Kiến vàng có khả năng tấn công nhiều loại sâu hại phổ biến trên cây ăn trái. Do đó, kiến vàng là một loại thiên địch giúp người nông dân tiêu diệt sâu rầy, bảo vệ cây trồng mà không cần sử dụng đến thuốc hóa học.
Sử dụng vi khuẩn để gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại
Với cách làm này, các nhà khoa học sẽ sử dụng các loài sinh vật riêng biệt để gây bệnh cho sinh vật cần tiêu diệt nhưng không làm ảnh hưởng đến môi trường.
Gây vô sinh để diệt động vật gây hại
Đây là phương pháp phức tạp hơn so với 2 cách làm trên nhưng nó đem lại hiệu quả cao và an toàn hơn. Ví dụ: Để diệt loài ruồi gây lở loét ở da bò, người ta đã gây vô sinh ở ruồi đực để ruồi cái không thể đẻ được. Qua đó giúp giảm số lượng ruồi gây lở loét.
Hy vọng với những chia sẻ của NovaDrone Việt Nam về khái niệm biện pháp sinh học cũng như ưu và nhược điểm của nó sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn vấn đề thắc mắc về các biện pháp đấu tranh sinh học, vui lòng liên hệ ngay với NovaDrone để được giải đáp mọi thắc mắc.